TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỐ 2 PHÙ MỸ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỐ 2 PHÙ MỸ

WE ARE ONE
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Thót tim & hai ngón Cattop11Thót tim & hai ngón Cattop10
Thót tim & hai ngón Catcen11Thót tim & hai ngón Catcen12
 

Thót tim & hai ngón

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Thót tim & hai ngón P_top10

gianggiangonline
Thót tim & hai ngón Bgavat10Thót tim & hai ngón Bgavat12
Tổng số bài gửi : 2
Join date : 28/11/2010
Thót tim & hai ngón P_bott10
Bài gửiTiêu đề: Thót tim & hai ngón Thót tim & hai ngón I_icon_minitimeMon Nov 29, 2010 12:01 am


Nếu bạn luôn phải trả tiền cho những thứ bạn mua, thì bạn sẽ chẳng bao giờ có được cái cảm giác đó. Đó là cảm giác hồi hộp, nhịp tim dồn dập của tham lam và sợ hãi khi cô bỏ được hai bộ đồ giống hệt nhau vào giỏ.

Cô sẽ đi nghe nhạc với bạn vào hôm sau và họ muốn ăn mặc giống nhau. Cô học lớp tám và đã hành nghề hai ngón được một năm, phần vì ham vui khi lấy được thứ gì đó, phần cũng vì không có cách nào để cô kiếm ra 70 đô la cho một bộ đồ như vậy. “Tôi nghĩ, tôi có thể mua món hàng đó, nhưng tôi “chôm” nó vì thích”, cô thổ lộ với Newsweek. “Rồi tôi bắt đầu chi tiền cho những thứ mà cha mẹ tôi không biết như bia, ma tuý và thuốc lá.” Nhưng mối nguy hiểm luôn chực chờ. “Tim bạn bắt đầu cuộc chạy đua, và tất cả ý nghĩ của bạn là làm sao đưa được món đồ ra khỏi cửa hàng. Điều ấy giống như, “tôi đã lấy được thứ cần, hãy ra khỏi đây” nhưng thực sự tôi bị kích động bởi ý nghĩ “ta đã cuộn chúng thành một bó trong giỏ và ta còn có thể lấy tất cả chỗ đó cho rồi.” Rồi cô đi đến giá treo quần jeans Mudd.

Khoảng 800.000 lần mỗi ngày, hoạt cảnh của sự cám dỗ, sợ hãi và hoan hỉ này diễn ra dọc các lối đi buồn tẻ giữa các gian hàng trong các cửa hiệu hay siêu thị, mục tiêu của lòng tham lam thường nhắm vào những thứ như pin và các vật lưu niệm nhỏ nhắn. Đây là cửa sổ lòng tham của chúng ta: những người bán lẻ như Brandy Samson, người điều hành một cửa hiệu nữ trang ở trung tâm thời trang Sherman Oaks (California), xem việc “chôm chĩa” như một định hướng thị hiếu. “Chúng tôi biết cái gì đang thịnh hành trong giới thiếu niên bằng cách quan sát những gì mà chúng ăn cắp,” bà nói. Có thể là những nhân vật nổi tiếng gặp rắc rối như Bess Myerson, Hedy Lamarr và Winona Ryder, người đã bị bắt hồi tháng chạp với tội danh nghiêm trọng là lấy cắp quần áo trị giá 4760USD từ cửa hàng chi nhánh Beverly Hills trên đại lộ Saks Fifth. Cô xin được tại ngoại và đóng tiền thế chân. Tuy nhiên những người hâm mộ tiếp tục phản kháng sự bắt giữ bất công này với dòng chữ FREE WINONA (trả tự do cho Winona) trên áo. Và đây là tiếng chuông kinh tế cảnh báo: Sự ly kỳ và cám dỗ đã chiến thắng nỗi sợ hãi khi số hàng hoá bị đánh cắp trị giá lên tới 13 tỉ USD trong năm 2000, theo Checkpoint, một công ty an ninh hàng đầu (công ty này ghi nhận rằng các nhân viên là những người “chôm” nhiều nhất). Trong thời buổi kinh tế suy thoái hiện tại, công ty còn dự báo con số này tăng thêm 1 tỷ USD trong các vụ mất cắp tại các cửa hàng, với ngày càng nhiều người mất việc nhưng lại có ít nhân viên bán hàng theo dõi hơn tại các kệ chất đầy DVD, áo quần và mỹ phẩm.

“Chôm” đồ ở các cửa hàng là loại tội phạm mới được phân định, một sản phẩm của lối buôn bán sỉ cuối thế kỷ 19. “Văn hoá tiêu thụ cuốn hút các giác quan của người mua sắm, làm suy yếu đi khả năng chống lại cám dỗ của họ,” Lisa Tierten, sử gia văn hoá tại Barnard College, New York, lên tiếng. Những cửa hàng tổng hợp, chất đầy quần áo thời trang lại cất giữ ở nơi vượt khỏi tầm mắt của các nhân viên, chứng tỏ một sự hấp dẫn không thể cưỡng lại được đối với các bà nội trợ vốn rất đáng kính trọng. Cảnh một phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu nhét đầy trong lớp áo ngực đồ ăn cắp đã gây phẫn nộ trong dân chúng thời Nữ hoàng Victoria đến nỗi vào năm 1890 một nhận định về chứng rối loạn tâm thần được đưa ra nhằm giải thích cho “hiện tượng ăn cắp vặt” này. Các bác sĩ tâm thần không còn tin rằng nó bắt nguồn từ khi còn trứng nước như trước kia họ vẫn từng nghĩ. Nhưng chứng ăn cắp vặt vẫn còn là một điều phải thừa nhận, mặc dù ngày nay hiếm khi được chuẩn đoán. Các nhà chuyên môn cho biết đại đa số các tay thường xuyên trộm cắp ở siêu thị là phải nô lệ cho những ý nghĩ chuộng của lạ hơn là bị tác động bởi chứng rối loạn. Phần còn lại gồm các tội phạm chuyên nghiệp, con nghiện trộm cắp để thỏa mãn nhu cầu – và những cô cậu học trò muốn tìm cảm giác lạ. Theo một số đánh giá, một phần tư số người phạm tội trộm cắp trong các cửa hàng ở lứa tuổi đôi mươi.

Ngày ấy, cô chỉ phạm một lỗi, nhưng đó là một giá đắt : cô bắt đầu cuộc chơi bằng cách “chôm” một chiếc giỏ xách ở một cửa hiệu khác, để cất giữ những món đã định lấy. Một nhân viên bán hàng trông thấy cô và đi báo cho trưởng quầy quần áo nơi cô sắp đi tới. Khi cô chôm đồ tắm, quần jeans, và một số áo thun, cô đã bị bắt. “Họ bắt và dẫn tôi đi khắp khu mua sắm rồi đưa tôi vào trung tâm dành cho trẻ vị thành niên và gọi điện cho cha mẹ tôi. Tôi phải nằm đất suốt một tháng rưỡi, và càng tồi tệ hơn khi đó lại là tháng đầu tiên của kỳ nghỉ hè.” Cô đã không bị truy tố nhưng phải viết một bản tường trình dài 25 trang về... cách thức “chôm chĩa” trong siêu thị.

Một vài thập niên sau khi người ta nói về chứng ăn cắp vặt, một đứa trẻ sáu tuổi tên là Gretchen Grimm bắt đầu “sự nghiệp tội phạm” lâu đời nhất trong lịch sử. Nó xoáy một thỏi son cho mẹ tại cửa hàng Woolworth’s. Là con gái út duy nhất trong gia đình có bảy anh trai, Grimm cảm thấy không được quan tâm và bắt đầu “chôm chĩa” để gây sự chú ý và giành được tình thương của mẹ, cô tin như thế. Cuối năm ngoái, khi đã ở tuổi 83, Grimm mới bỏ thói quen này với sự trợ giúp của tâm lý trị liệu và thuốc chống âu lo Paxil. Suốt những năm qua, khi vừa nuôi năm đứa con và lại làm y tá tại Đại học Iowa, cô đã ăn cắp, theo thống kê, nào là áo quần, nữ trang, giấy vệ sinh, khăn tắm, bút chì, các mẩu đá – mọi thứ.” Bà cho biết, lúc chôm đồ, “bạn cảm thấy thật tuyệt vời, phấn chấn, khéo léo, thú vị và thật duyên dáng.” Nhưng ngay sau đó, cảm giác tội lỗi trỗi dậy, và thường cô đem trả lại những thứ đã lấy cho cửa hàng.

Câu chuyện của Grimm minh hoạ cho hai sự thật quan trọng về tật ăn cắp siêu thị. Thứ nhất là làm tăng thêm cái tôi, đặc biệt nơi những người trẻ thiếu tự tin. “Nếu xét riêng ra thì hầu hết các cô gái tuổi 12, tính tình đỏng đảnh, thường ít ra là một lần từng làm điều này” nhà tâm lý trẻ em Elizabeth Berger, tác giả của cuốn “Nuôi trẻ có cá tính” nhận định.

Bài học khác là dù già hay trẻ, một khi tay đã nhúng chàm thì rất khó sửa chữa. Grimm chỉ có một lần bị bắt nghiêm trọng, và hầu như suốt cả phần đời còn lại bà đã giấu gia đình thói xấu này. Bà bắt đầu bị bắt thường xuyên hơn khi ở vào tuổi bát tuần, và đã phải mời đến bác sĩ tâm lý Donald Black. “Bà ấy thường được thả ra vì già yếu” Black nói. Công nghệ đã gắn thêm cho các hàng hoá những bộ phận cảm biến được may trong áo quần hay giấu kín trong bao bì. Các camera hiện cũng được gắn khắp nơi trong các siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ, giấu trong ổ khoá, bộ phận báo cháy, ngay cả trên các tay cầm của cửa thoát hiểm. Nhưng như mọi tay “chôm chĩa” đều biết thì đa số các cửa hiệu rất miễn cưỡng truy tố các trường hợp phạm pháp của những kẻ lừa đảo nghiệp dư này, viện cớ rằng lợi lộc chẳng thấm vào đâu mà khả dĩ lại còn phải bồi thường pháp lý khi xảy ra chuyện bắt lộn người.

Hải Dương (Newsweek)

Chú thích : Những nhân vật nổi tiếng từng “lỡ tay”: nữ diễn viên Hedy Lamarr ; vận động viên vô địch Olympic môn thể dục dụng cụ Olga Korbut; nhà phê bình điện ảnh Rex Reed ; cựu hoa hậu nước Mỹ Bess Myerson; ca sĩ Jewel; vận động viên quần vợt Jennifer Capriati, Winona Rider.

the thao
Về Đầu Trang Go down
Hãy cảm ơn bài viết của gianggiangonline bằng cách bấm vào dấu "+" nhé!!!


Thót tim & hai ngón Cattop11Thót tim & hai ngón Cattop10
Thót tim & hai ngón Catcen11Thót tim & hai ngón Catcen12

Thót tim & hai ngón

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.:Viết tiếng việt có dấy là tôn trọng người đọc:.
.::Chia sẽ bài viết sưu tầm có ghi rõ nguồn gốc là tôn trọng người việt ::.
.:::Thực hiện những điều trên và nội qui của 4 forum là tôn trọng mình:::.
.::Nội qui của 4 forum: Click here! - Hướng dẫn sủ dụng 4 forum: Click here! ::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỐ 2 PHÙ MỸ :: LINH TINH-